THỊ TRƯỜNG ĐỒNG HỒ FAKE GÓC KHUẤT CHƯA TỪNG HÉ LỘ

Bạn  có biết đồng hồ fake lũng đoạn với thị trường Việt Nam

Có thể “80 – 90% đồng hồ tại Việt Nam là hàng fake” (Theo báo Hải quan), Rất nhiều đồng hồ giả kém chất lượng tràn ngập thị trường, được bày bán công khai tại các khu chợ và cửa hàng đến các siêu thị hoặc trung tâm thương mại lớn. Từ những mẫu đồng hồ fake cẩu thả, sơ sài được bán vài trăm ngàn đồng đến những phiên bản giả mạo tinh vi hơn, thậm chí là loại super fake tinh xảo, được bán giá chẳng kém gì hàng thật. Theo trang web thamdinhdongho.vn, một trường hợp Super Fake đã được phát giác khi chủ nhân mang chiếc đồng hồ Rolex 12.000 USD (265 triệu đồng) đến thẩm định. Mọi sự đều có thể diễn ra nếu khách hàng không cẩn thận.

Vì thế sau khi thẩm định, các chuyên gia phát hiện chiếc Rolex này bị độ một cách tinh vi mà mắt thường khó có thể phát hiện được: từ 1 lịch, độ thành 2 lịch; vỏ bằng vàng khối 18K nhưng vành là vành độ, kính lai, dây có nguồn gốc từ Đài Loan. Tất cả đều rất chỉn chu, tỉ mỉ, phải là chuyên gia trong ngành mới có thể phân tích và so sánh mới phát hiện ra được.

Từ năm 2004 đến tháng 7 năm 2016, Ban Quản lý thị trường tại TP Hà Nội đã phát hiện và bắt giữ rất nhiều vụ buôn bán đồng hồ giả và thu giữ ngàn chiếc. Nếu tình hình này tiếp tục không được kiểm soát, nhiều chuyên gia e ngại rằng: Việt Nam rất có thể bị mang tiếng là “Việt Nam là thiên đường của đồng hồ giả”. Do đó theo cơ quan điều tra, các cơ sở kinh doanh hàng giả đã sử dụng hàng trăm mánh khóe, chiêu trò để trà trộn hàng giả vào hàng thật nhằm lừa bịp người tiêu dùng, để qua mắt các cơ quan chức năng: với những tem đồng hồ bị làm giả tinh vi đến mức khó tin, có đầy đủ biên lai, viết rõ tên thương hiệu và ký giấy đàng hoàng như thật. Do các chủ cửa hàng bán hàng fake, hàng trộn thường quảng cáo chế độ bảo hành kép cho người mua hàng,  và sổ bảo hành với đủ thứ tiếng, bảo hành đến 10 nước… Đó chỉ là một trong số vô vàn những chiêu thức mà dân buôn dùng để hợp thức hóa đồng hồ fake, chiếm đoạt lòng tin của người tiêu dùng!

Có một quy luật bất thành văn trong giới buôn bán đồng hồ giả, thường đó là nhìn mặt khách nói giá. Bởi khách được cho là bình thường, thu nhập thấp hoặc khá sẽ báo giá thấp. Đối với khách nào ăn mặc sang trọng, giống kiểu có tiền sẽ báo giá cao đồng thời tâng giá trị chiếc đồng hồ lên. Vì thế, khách hàng bỏ càng nhiều tiền càng nhận phải quả đắng khi đã vào lưới của cánh gian thương. Bên cạnh đó, đồng hồ được nhập sỉ với giá vài trăm ngàn đồng /chiếc, bán ra với giá 200.000đ, thậm chí 4 triệu hoặc hơn. Mức siêu lợi nhuận này đã làm cho các con buôn mờ mắt và nảy sinh tham vọng. Do đó, mức xử phạt từ 5 – 50 triệu đồng khó có thể dập tắt thị trường hàng giả của các sản phẩm tinh vi này!

admin

Bài đăng gần đây

Đồng hồ Thụy Sĩ và Nhật Bản – loại nào tốt hơn?

Chất lượng Thụy Sĩ hay công nghệ Nhật Bản? Một cuộc tranh cãi kéo dài…

2 ngày trước đây

Orient và Orient Star | Chúng khác nhau như thế nào?

Điều này nghe có vẻ hơi gây tranh cãi nhưng hãy kiên nhẫn với tôi.…

3 ngày trước đây

Mẹo chọn mua đồng hồ Seiko

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Seiko như một thương hiệu hoặc đang tìm…

4 ngày trước đây

Hướng dẫn mua đồng hồ Seiko hoàn chỉnh

Khi hầu hết đàn ông nghĩ đến việc mua một chiếc đồng hồ đeo tay…

4 ngày trước đây

Bật mí sự tuyệt vời của đồng hồ Citizen Eco-Drive: Đánh giá toàn diện

Xin chào, những người đam mê đồng hồ! Trong blog này, chúng ta sẽ bắt…

1 tuần trước đây

Hướng dẫn mua đồng hồ Tissot chính hãng

Đồng hồ Tissot thường không nhận được đủ sự yêu mến hoặc uy tín trong…

1 tuần trước đây